Dầu Tràm chữa nghẹt mũi an toàn cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh về mũi do sức đề kháng còn non yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng nghẹt mũi do tiếp xúc với các chất gây kích thích dị ứng, nhiễm virus và vi khuẩn hoặc thay đổi độ ẩm. Khi đó, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục cho bé tránh trường hợp bé không thở được dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Một số gợi ý sau sẽ giúp bố mẹ dễ dàng trị bệnh cho bé:

Dùng dầu Tràm

Dầu tràm là một loại dầu gió 100% thiên nhiên được chiết xuất bằng phương pháp truyền thống từ cây tràm gió ở vùng Lộc Thủy – Huế.

Dau_tram_duoc_chiet_xuat_hoan_toan_tu_cay_tram_gio

Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm… Hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.

Dầu Tràm Vina Tươi là thương hiệu uy tín để bạn lựa chọn

Đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm.

Từ lâu dầu tràm được sử dụng để phòng ngừa cảm mạo, gió, trị ho… cho người già và sản phụ, trẻ em.

Dung_dau_tram_tri_ho_gio_cam_mao_cho_tre

Để trị nghẹt mũi cho trẻ, Các mẹ thoa 1 lượng ít dầu tràm lên mũi cho trẻ. Các tinh chất có trong dầu tràm sẽ đi vào mũi ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Một ngày bạn dùng 4 đến 5 lần, sau 1 ngày chứng nghẹt mũi sẽ đỡ trông thấy.

Xông hơi:

Mẹ có thể cho bé xông hơi trong lúc tắm bằng nước nóng bốc hơi kết hợp dùng một số loại thảo dược như lá kinh giới, lá tre, hoặc cho 1 vài giọt dầu tràm…rồi nấu nước lên xong hơi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các dịch nhờn được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Tuy nhiên, vì sức chịu đựng và đề kháng của trẻ còn non yếu nên cha mẹ cần hết sức chú ý khi dùng biện pháp này. Không nên để hơi quá nóng hoặc nước xông quá đậm mùi sẽ khiến bé khó thở.

Dùng nước muối sinh lý

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý (dạng ống thuốc 0,9% có bán ở các cửa hàng thuốc) nhỏ 1 giọt vào từng lỗ mũi của bé, rồi để 2 phút sau làm sạch mũi cho bé bằng bông sạch. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì đầu ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Kê gối cao

Cho trẻ nằm gối thấp sẽ khiến con gặp khó khăn khi thở hơn, vì vậy, mẹ nên kê gối cao hơn thường ngày. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng hai mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, đảm bảo bé sẽ dễ chịu hơn.

Uống nhiều nước

Uong_nhieu_nuoc_tang_cuong_de_khang_cho_tre_khi_bi_benh

Do mũi bị tắc, con sẽ phải hít thở qua miệng, điều này có thể gây mất nước cho cơ thể bé. Vì vậy, bạn nên cho bé uống nhiều nước và ăn thực phẩm nhiều nước.

Lưu ý: Nghẹt mũi có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng… Nếu các biện pháp khắc phục cho bé kể trên không có tác dụng, bạn cần cho con đi khám và chữa trị.

0908 975 990